Thứ 6, 02/08/2021

23°- 32°

Hà Nội

TIỂU SỬ BỘ TRƯỞNG

Bộ trưởng, Chủ nhiệm

TRẦN VĂN SƠN

Bộ trưởng, Chủ nhiệm TRẦN VĂN SƠN

Cơ cấu tổ chức của văn phòng chính phủ

(Theo Nghị định số 79/2022/NĐ-CP ngày 06/10/2022)

1. Vụ Tổng hợp.

2. Vụ Pháp luật.

3. Vụ Kinh tế tổng hợp.

4. Vụ Công nghiệp.

5. Vụ Nông nghiệp.

6. Vụ Khoa giáo - Văn xã.

7. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.

8. Vụ Quan hệ quốc tế.

9. Vụ Nội chính.

10. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.

11. Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).

12. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.

13. Vụ Thư ký - Biên tập.

14. Vụ Hành chính.

15. Vụ Tổ chức cán bộ.

16. Vụ Kế hoạch tài chính.

17. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.

18. Cục Quản trị.

19. Cục Hành chính - Quản trị II.

20. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Văn phòng Chính phủ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này. Vụ I có 03 phòng. Vụ Hành chính có 04 phòng.

VỤ NÔNG NGHIỆP

Chức vụ
Họ và tên
Vụ trưởng
Phạm Mạnh Cường
Phó Vụ trưởng
Lê Anh Việt
Phó Vụ trưởng
Đào Quang Tuynh

Chức năng, nhiệm vụ (theo Quyết định số 696/QĐ-VPCP ngày 16/11/2023):

Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, đất đai, thủy lợi, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, biển và hải đảo, đo đạc, bản đồ, kinh tế tập thể, hợp tác xã và phát triển nông thôn.

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định này, Vụ Nông nghiệp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (trừ các dự án luật, pháp lệnh), công việc thường xuyên khác về các lĩnh vực:

a) Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phân bón;

b) Bảo vệ và phát triển rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, chế biến gỗ;

c) Khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ và hậu cần nghề cá; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

d) Sản xuất, tiêu thụ muối và các sản phẩm của muối;

đ) Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy, hải sản và diêm nghiệp;

e) Thủy lợi, đê điều, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai (bao gồm cả hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai đột xuất khi cùng tham gia các đoàn công tác của lãnh đạo Chính phủ), khí tượng, thủy văn, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; tài nguyên nước;

g) Định canh, định cư, bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư;

h) Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; tài chính đất đai (trừ thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai do Vụ Kinh tế tổng hợp chủ trì, xử lý); đo đạc, bản đồ (bao gồm cả hệ thống thông tin địa lý, hạ tầng dữ liệu không gian địa lý);

i) Môi trường (bao gồm cả trao đổi, kinh doanh tín chỉ carbon, thị trường carbon; trừ các vấn đề về môi trường trong lĩnh vực chuyên ngành do Vụ chuyên ngành chủ trì, xử lý); biển và hải đảo (trừ các vấn đề về quốc phòng, an ninh do Vụ Nội chính chủ trì, xử lý);

k) Công nghệ cao trong nông nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao;

l) Xây dựng nông thôn mới; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, ngành nghề nông thôn, kinh tế tập thể, hợp tác xã;

m) Đa dạng sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lễ hội ngành nghề, sản phẩm thúc đẩy đầu tư, thương mại thuộc lĩnh vực được phân công.

3. Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường (trừ lĩnh vực khoáng sản; đa dạng sinh học; nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường gắn với công tác nghiên cứu khoa học); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Top