Thứ 6, 02/08/2021

23°- 32°

Hà Nội

TIỂU SỬ BỘ TRƯỞNG

Bộ trưởng, Chủ nhiệm

TRẦN VĂN SƠN

Bộ trưởng, Chủ nhiệm TRẦN VĂN SƠN

Cơ cấu tổ chức của văn phòng chính phủ

(Theo Nghị định số 79/2022/NĐ-CP ngày 06/10/2022)

1. Vụ Tổng hợp.

2. Vụ Pháp luật.

3. Vụ Kinh tế tổng hợp.

4. Vụ Công nghiệp.

5. Vụ Nông nghiệp.

6. Vụ Khoa giáo - Văn xã.

7. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.

8. Vụ Quan hệ quốc tế.

9. Vụ Nội chính.

10. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.

11. Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).

12. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.

13. Vụ Thư ký - Biên tập.

14. Vụ Hành chính.

15. Vụ Tổ chức cán bộ.

16. Vụ Kế hoạch tài chính.

17. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.

18. Cục Quản trị.

19. Cục Hành chính - Quản trị II.

20. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Văn phòng Chính phủ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này. Vụ I có 03 phòng. Vụ Hành chính có 04 phòng.

 VỤ CÔNG TÁC QUỐC HỘI, ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐOÀN THỂ

Chức vụ
Họ và tên
Vụ trưởng
Lê Tuấn Dũng
Phó Vụ trưởng
Nguyễn Hữu Lâm
Phó Vụ trưởng
Vũ Mạnh Dũng
Phó Vụ trưởng
chu đình hà
Phó Vụ trưởng
cao nhật quang

Chức năng, nhiệm vụ (theo Quyết định số 696/QĐ-VPCP ngày 16/11/2023):

Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; một số lĩnh vực công tác địa phương; công tác dân tộc.

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định này, Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Về theo dõi phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội

a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ, các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình và phục vụ các cuộc họp liên tịch giữa Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội về nội dung chuẩn bị kỳ họp Quốc hội;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp về chương trình, nội dung kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

c) Theo dõi, tổng hợp chung về công tác giám sát, trả lời chất vấn theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo, nội dung trả lời chất vấn, chấp hành giám sát theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri. Tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phục vụ công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đối với các bộ, ngành, địa phương;

e) Trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức thực hiện các thông báo kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư tại các buổi làm việc với địa phương; ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại các buổi làm việc với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;

g) Làm đầu mối phối hợp công tác giữa Văn phòng Chính phủ với Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

h) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội;

2. Về công tác địa phương

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (trừ các dự án luật, pháp lệnh), công việc thường xuyên khác về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quy hoạch tỉnh;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc làm việc của lãnh đạo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ với địa phương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (trừ các cuộc làm việc có nội dung chuyên đề do Vụ chuyên ngành chủ trì);

d) Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý những công việc đột xuất về khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tai nạn xảy ra tại các địa phương;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất, xử lý các vấn đề có liên quan đến công tác Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm:

  Tổng hợp, nắm tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tham dự các hội nghị, cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phân công; công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Cơ cấu, số lượng, phương án nhân sự Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phê chuẩn kết quả bầu cử, điều động, kỷ luật, đình chỉ công tác, phê chuẩn từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới.

3. Về theo dõi phối hợp công tác giữa Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình, hoạt động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; tham mưu tổng hợp giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc phối hợp công tác với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức các buổi làm việc của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các kiến nghị, đề xuất của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (trừ các kiến nghị, đề xuất mang tính chuyên ngành do các Vụ chuyên ngành chủ trì, xử lý).

4. Làm đầu mối phối hợp công tác giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Chủ tịch nước; Ban Dân vận Trung ương.

5. Về công tác dân tộc

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (trừ các dự án luật, pháp lệnh) và công việc thường xuyên về công tác dân tộc, chính sách dân tộc (trừ các đề án riêng mang tính chuyên ngành do các Vụ chuyên ngành chủ trì, xử lý);

b) Tổng hợp tình hình công tác của Ủy ban Dân tộc.

Top