Thứ 6, 02/08/2021

23°- 32°

Hà Nội

TIỂU SỬ BỘ TRƯỞNG

Bộ trưởng, Chủ nhiệm

TRẦN VĂN SƠN

Bộ trưởng, Chủ nhiệm TRẦN VĂN SƠN

Cơ cấu tổ chức của văn phòng chính phủ

(Theo Nghị định số 79/2022/NĐ-CP ngày 06/10/2022)

1. Vụ Tổng hợp.

2. Vụ Pháp luật.

3. Vụ Kinh tế tổng hợp.

4. Vụ Công nghiệp.

5. Vụ Nông nghiệp.

6. Vụ Khoa giáo - Văn xã.

7. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.

8. Vụ Quan hệ quốc tế.

9. Vụ Nội chính.

10. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.

11. Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).

12. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.

13. Vụ Thư ký - Biên tập.

14. Vụ Hành chính.

15. Vụ Tổ chức cán bộ.

16. Vụ Kế hoạch tài chính.

17. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.

18. Cục Quản trị.

19. Cục Hành chính - Quản trị II.

20. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Văn phòng Chính phủ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này. Vụ I có 03 phòng. Vụ Hành chính có 04 phòng.

VỤ ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP

Chức vụ
Họ và tên
 Vụ trưởng
Lê thanh vân
Phó Vụ trưởng
Mai Xuân Thái
Phó Vụ trưởng
Phạm Thị Kim Oanh
Phó Vụ trưởng
Nguyễn Thị Diễm Hằng

Chức năng, nhiệm vụ (theo Quyết định số 696/QĐ-VPCP ngày 16/11/2023):

Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định này, Vụ Đổi mới doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (trừ các dự án luật, pháp lệnh) và công việc thường xuyên khác về:

a) Thành lập, tổ chức lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, mua bán, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước; thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; cổ phần hóa, tái cơ cấu lại doanh nghiệp; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

b) Tài chính doanh nghiệp; tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

c) Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước tại doanh nghiệp khác, bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có vốn nhà nước;

d) Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm cả ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý khu chế xuất, đơn vị nghiên cứu khoa học…) thành doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; chuyển đổi cơ quan chủ quản đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;

đ) Sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

e) Chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc (bao gồm cả trong và ngoài nước) của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

g) Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước; bán, chuyển nhượng phần vốn nhà nước của ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước tại doanh nghiệp; xử lý phần vốn góp của các tổ chức tín dụng nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước tại doanh nghiệp; tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước;

h) Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

i) Chiến lược phát triển, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (trừ các Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam do Vụ Công nghiệp chủ trì, xử lý); chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

k) Chiến lược, kế hoạch về phát triển doanh nghiệp, về tổ chức, quản trị doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; cơ chế quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và hộ kinh doanh; cơ chế, chính sách phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;

l) Theo dõi, tổng hợp, đánh giá về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, của doanh nghiệp sau cổ phần hóa; các nội dung liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các hiệp định hội nhập kinh tế quốc tế;

m) Quy định về đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước; chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

2. Chủ trì, phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Vụ I và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về cơ chế, chính sách, pháp luật hoặc khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3. Thường trực bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; theo dõi, tổng hợp tình hình công tác của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Top