Thứ 6, 02/08/2021

23°- 32°

Hà Nội

TIỂU SỬ BỘ TRƯỞNG

Bộ trưởng, Chủ nhiệm

TRẦN VĂN SƠN

Bộ trưởng, Chủ nhiệm TRẦN VĂN SƠN

Cơ cấu tổ chức của văn phòng chính phủ

(Theo Nghị định số 79/2022/NĐ-CP ngày 06/10/2022)

1. Vụ Tổng hợp.

2. Vụ Pháp luật.

3. Vụ Kinh tế tổng hợp.

4. Vụ Công nghiệp.

5. Vụ Nông nghiệp.

6. Vụ Khoa giáo - Văn xã.

7. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.

8. Vụ Quan hệ quốc tế.

9. Vụ Nội chính.

10. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.

11. Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).

12. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.

13. Vụ Thư ký - Biên tập.

14. Vụ Hành chính.

15. Vụ Tổ chức cán bộ.

16. Vụ Kế hoạch tài chính.

17. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.

18. Cục Quản trị.

19. Cục Hành chính - Quản trị II.

20. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Văn phòng Chính phủ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này. Vụ I có 03 phòng. Vụ Hành chính có 04 phòng.

 VỤ PHÁP LUẬT

Chức vụ
Họ và tên
Vụ trưởng
Nguyễn Hồng Tuyến
Phó Vụ trưởng
PHẠM THÚY HẠNH
Phó Vụ trưởng
Lương Anh Tấn
Phó Vụ trưởng
nguyễn viết thịnh

Chức năng, nhiệm vụ (theo Quyết định số 696/QĐ-VPCP ngày 16/11/2023):

Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện công tác pháp chế của Văn phòng Chính phủ.

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định này, Vụ Pháp luật thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, đôn đốc và kiểm tra các bộ, ngành thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ về công tác tư pháp.

2. Thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và phân công soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và theo dõi, đôn đốc, tổng hợp chung việc thực hiện chương trình này.

3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các dự án luật, pháp lệnh; dự thảo đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các đề xuất xây dựng, kế hoạch triển khai, tổng kết thi hành Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Tư pháp trình.

5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm tra các báo cáo, đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp quốc tế; theo dõi, xử lý việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế.

6. Tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những nội dung cơ bản về định hướng nghiên cứu, soạn thảo các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, dự án luật, pháp lệnh hoặc dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Tư pháp trình; các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn liền với tổ chức thi hành pháp luật.

7. Theo dõi, tổng hợp ý kiến của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình thảo luận, cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình. Phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội có ý kiến khác đối với đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; dự án luật, pháp lệnh; Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Tư pháp trình mà Chính phủ đã trình.

8. Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ Nội chính thẩm tra các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

9. Trình Thủ tướng Chính phủ phân công bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị ý kiến tham gia của Chính phủ do các cơ quan, tổ chức hoặc đại biểu Quốc hội gửi lấy ý kiến của Chính phủ đối với các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết không do Chính phủ trình.

10. Phối hợp với Vụ chuyên ngành thẩm tra về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính đồng bộ và rà soát về kỹ thuật của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

11. Kiểm tra và đề xuất xử lý đối với các văn bản trái pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.

12. Thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ pháp chế cơ quan Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

13. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu về công tác hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp liên quan đến nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

14. Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác của Bộ Tư pháp (trừ lĩnh vực thi hành án hành chính do Vụ I chủ trì).

Top