• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sửa quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực sở hữu công nghiệp

(Chinhphu.vn) - Chính phủ ban hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 4/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021.

06/05/2024 15:23
Sửa quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực sở hữu công nghiệp- Ảnh 1.

Chính phủ vừa sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Bổ sung biện pháp ngăn chặn tạm giữ tên miền

Trong đó, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP bổ sung thêm "Điều 3a. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính".

Cụ thể, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP bổ sung biện pháp ngăn chặn là tạm giữ tên miền thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm: Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Sửa quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra

Nghị định số 46/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung "Điều 9. Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra".

Theo quy định mới, phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 5.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo nguyên trạng, tháo gỡ, phá bỏ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi nhưng chưa tiêu thụ, tẩu tán, tiêu huỷ tang vật, phương tiện đang được xem xét trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc đang bị niêm phong, tạm giữ.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng - 30.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện đang được xem xét trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc đang bị niêm phong, tạm giữ.

Phạt tới 30 triệu đồng nếu sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời

Nghị định số 46/2024/NĐ-CP bổ sung khoản 13a vào sau khoản 13 Điều 10 quy định về xử phạt hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí. Theo đó, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP bổ sung mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 30.000.000 đối với hành vi sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ.

Đồng thời, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP cũng bổ sung khoản 14a vào sau khoản 14 Điều 11 về xử phạt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP bổ sung mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ.

Phương Nhi