Hà Nội

Về ‘miền đất lửa’ anh hùng

(Chinhphu.vn) – Quảng Trị nằm ở khúc ruột miền Trung, ở cái điểm tỳ vai của chiếc đòn gánh trĩu nặng giang sơn. Có phải vậy chăng mà từ thủa khai thiên lập địa, mảnh đất này đã phải chịu bao nỗi mất mát, đau thương.

23/07/2019 09:51

VPCP tặng quà cho người khuyết tật, trẻ em hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cam Lộ, Quảng Trị

 

Cổng TTĐT Chính phủ tưởng nhớ Mẹ Việt Nam Anh hùng

.

Tri ân thương bệnh binh, người có công với cách mạng

.

Nhiều hoạt động tri ân nhân 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ

Đồng chí Nguyễn Xuân Thành, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm VPCP cùng Đoàn công tác dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: Diệu Anh

.

Hằng năm cứ mỗi dịp tháng 7, nơi này chính là điểm đến của hàng triệu người từ khắp mọi miền Tổ quốc tìm về để cùng thắp lên những nén nhang thơm, thành kính tri ân các anh hùng liệt sĩ. Hòa trong dòng người ấy có những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên thanh niên của Đoàn công tác Văn phòng Chính phủ (VPCP).

.

Điểm đến đầu tiên trong chuyến hành trình “Tri ân-Về nguồn” lần này của đoàn chúng tôi là Thành cổ Quảng Trị. Khó có lời văn nào tả hết niềm xúc động, nghẹn ngào khi đặt trên đến nơi đây. Xin mượn lời nhà thơ Lê Trung Sơn để bày tỏ niềm xúc động nghẹn ngào ấy:

.

"Anh sẽ về Quảng Trị cùng em

.

Qua Triệu Phong ghé vào thăm Thành cổ

.

Thắp nén nhang cho người nằm dưới cỏ

.

Đứng lặng nhìn nước mắt ngỡ trời mưa...”.

.

Có lẽ ác liệt và gian khổ nhất nhưng cũng hào hùng nhất chính là Thành Cổ Quảng Trị. Theo lời kể của cô hướng dẫn viên, chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, số bom đạn mà quân đội Mỹ - Ngụy đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945. Tại chiến trường vô cùng ác liệt này, hàng nghìn người con ưu tú của Tổ quốc đã ngã xuống đem theo tuổi thanh xuân, đem theo bao ước nguyện hóa thân vào lòng đất. Xương máu của các anh đã hóa thân trong từng tấc đất, ngủ sâu trong lòng đất mẹ Quảng Trị, hòa vào mênh mang sóng nước của dòng Thạch Hãn để thành phù sa bến bãi, thành cỏ cây, thành tiếng gió rì rào:  

.

"Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ

.

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

.

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"

.

(Trích thơ "Lời người bên sông" – Lê Bá Dương)

 Dòng sông Thạch Hãn-dòng sông linh thiêng trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng. Ảnh: Diệu Anh

.

Ngược lại dòng thời gian,vào mùa thu năm 1971, hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” và thực hiện lệnh tổng động viên, hàng nghìn thanh niên mà phần lớn là những người con của miền Bắc đã từ biệt làng quê yêu dấu, gác lại những hạnh phúc riêng tư, xếp bút nghiên lên đường đánh giặc. Nhưng có ai ngờ sau buổi chia tay định mệnh ấy, các anh đã mãi mãi nằm lại dưới dòng sông Thạch Hãn và mảnh đất Thành Cổ anh hùng. Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ, anh chẳng để lại gì trước lúc hy sinh. Có chăng chỉ là một lời nhắn nhủ, khi đất nước hòa bình, nếu có điều kiện các em hãy đi tàu vào rồi qua sông Thạch Hãn là nơi anh xa mãi cuộc đời.

.

Bốn mươi bảy năm đã trôi qua, khoảng thời gian đủ cho một thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong hòa bình. Nhưng chừng ấy thời gian vẫn chưa thể xoa dịu nỗi mất mát, dòng nước ngày ấy dẫu đã trôi về phía đại dương kia nhưng đáy sông này vẫn chưa thể nào gột rửa nỗi bi thương của một mùa hè rát bỏng 1972.

.

Lặng ngắm dòng sông mà lòng đau thắt, thầm cảm ơn các anh đã không tiếc thân mình để giữ cho dòng sông vẻ đẹp thơ mộng, yên bình. Dòng sông vẫn còn đó như một chứng nhân lịch sử. Có một dòng sông linh thiêng như thế trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng.

Đoàn công tác dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Diệu Anh

.

.

Chia tay Thành cổ Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn, đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường đến với 2 “địa chỉ đỏ” là Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sỹ Đường 9. Mỗi lần quay về vùng đất Quảng Trị, chúng tôi không khỏi xúc động, nghẹn ngào. Giữa khung trời Quảng Trị hôm nay, giữa nghĩa trang thơm ngát khói hương, hàng hàng lớp lớp ngôi mộ. Với 10.263 ngôi mộ, Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn như một dấu lặng giữa đại ngàn xanh ngút. Hơn mười nghìn ngôi mộ cũng là chừng ấy người con mãi mãi ra đi ở tuổi thanh xuân. Chợt nhớ câu thơ của cố nhà thơ Tố Hữu viết khi về thăm nghĩa trang Trường Sơn:

.

“Nghe gió hú Trường Sơn nghìn dặm

.

Tưởng quân đi, rầm rập chiến trường”

.

Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9-nơi yên nghỉ của hơn 10.000 Anh hùng, liệt sỹ. Ảnh: Diệu Anh

.

Có lẽ cái cảm nhận đó không chỉ có ở cố Nhà thơ Tố Hữu khi ông đến viếng Nghĩa trang Trường Sơn, thắp nén tâm nhang cho những người còn nằm lại sau cuộc chiến. Mà điều đó dường như vẫn luôn hiển hiện trong tâm thức những người còn sống, những người đã đi qua cuộc chiến mỗi lần đến đây.

.

Đến nghĩa trang Trường Sơn, dù không nói nhiều nhưng ai cũng hiểu, cũng cùng một tâm trạng, một ước nguyện về nghĩa tình và những tâm tưởng sâu xa. Nghĩa trang Trường Sơn - ai đã một lần đến, thẳm sâu trong tâm thức sẽ đọng mãi những xúc cảm thiêng liêng, tha thiết trước hàng vạn ngôi mộ trắng xoá mênh mang, trải dài trên những vạt đồi tĩnh lặng. Nhưng trong đó vẫn luôn ẩn chứa một sự sống trường tồn của những linh hồn trinh nguyên bất tử.

.

Rời Nghĩa trang Trường Sơn, đoàn đến viếng Nghĩa trang Đường 9 tại km số 6 của Quốc lộ số 9. Đây là nơi yên nghỉ của hơn một vạn liệt sĩ được quy tập từ các chiến trường Quảng Trị và từ nước bạn Lào. Đường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bởi những chiến công hào hùng và oanh liệt và cũng chính nới đây là nỗi ám ảnh, kinh hoàng cho binh lính Mỹ và ngụy trong những năm 1965-1972.

.

Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9 là nơi yên nghĩ của hơn một vạn các anh hùng, liệt sỹ với đầy đủ của ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở  đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong hơn 1.000 ngôi mộ ở nghĩa trang Đường 9 có rất nhiều những ngôi mộ tập thể, mộ liệt sĩ chưa biết tên như mộ 80 liệt sĩ chưa biết tên thuộc Tiểu đoàn 31 đặc công hy sinh ở Cam Thành - Cam Lộ vào ngày 26/8/1966...

.

Đoàn công tác dâng hương tại Nghĩa trang Đường 9. Ảnh: Diệu Anh

.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngoài 2 nghĩa trang quốc gia quy tập hơn 20.000 ngôi mộ liệt sỹ thì trong số 10 huyện, thị, thành phố với 141 xã phường, thị trấn thì cũng có đến 72 nghĩa trang liệt sỹ. Nhưng vẫn còn:

.

“Mười nghìn đồng đội nằm rải Trường Sơn

.

Mười nghìn hài cốt chưa về khói hương

.

Mười nghìn đơn côi nằm trong cõi vắng

.

Mười nghìn cô quạnh lang thang nẻo rừng”...

.

Những người con đã về với đất mẹ, sống mãi ở tuổi thanh xuân, linh hồn, xương máu của những người con hi sinh cho quê hương đã hoà vào sông núi trở thành bất tử. 

.

Đất và người Quảng Trị để lại nhiều cảm xúc bâng khuâng, nghẹn ngào trong mỗi thành viên Đoàn công tác. Và những lời vang vọng của mảnh đất linh thiêng này mãi mãi là một bản hùng ca bất tử, là cội nguồn, là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên trung của cả một dân tộc anh hùng.

.

Diệu Anh

Top