Hà Nội

Chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 20/11

20/11/2021 18:05
$0Công nhận huyện Kim Thành đạt chuẩn nông thôn mới$0 $0Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1958/QĐ-TTg ngày 19/11/2021 công nhận huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.$0 $0UBND tỉnh Hải Dương có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Kim Thành tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.$0 $0-------------------------$0 $0Phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2040$0 $0Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1941/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2040.  $0 $0Quyết định nêu rõ, phạm vi khu vực lập điều chỉnh quy hoạch là toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hải Dương theo Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm 19 phường và 06 xã với diện tích tự nhiên là 111,68 km2. $0 $0Mục tiêu đặt ra là phát triển thành phố Hải Dương với những vị thế và xu hướng phát triển mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá; khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, di sản văn hóa, bản sắc con người xứ Đông để phát triển nhanh và bền vững.$0 $0Xây dựng thành phố Hải Dương hướng tới một đô thị văn minh, xanh, thân thiện với môi trường. Hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại.$0 $0Thành phố Hải Dương là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế của tỉnh Hải Dương$0 $0Theo Quyết định, thành phố Hải Dương là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Hải Dương, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, dịch vụ của tỉnh Hải Dương và của vùng; là đô thị xanh, thông minh, hiện đại, đáng sống.$0 $0Đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng đồng bằng sông Hồng, đầu mối kết nối quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh; là cửa ngõ của Thủ đô hướng ra biển, đồng thời là đầu mối trung chuyển trọng yếu về giao thông đường thủy trong vùng đồng bằng Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. $0 $0Quy mô dân số: Dự kiến đến năm 2030 khoảng 595.000 người; đến năm 2040 dân số toàn thành phố Hải Dương khoảng 669.000 người.$0 $0Quy mô đất đai phát triển đô thị: Đến năm 2030 đất xây dựng khoảng 5.500 - 6.500 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 3.500 - 4.000 ha, đất ngoài dân dụng khoảng 2.000 - 2.500 ha.$0 $0Đến năm 2040 đất xây dựng khoảng 7000 - 8.000 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 4.200 - 4.700 ha, đất ngoài dân dụng khoảng 2.700 - 3.200 ha.$0 $0Làm nổi bật vai trò trung tâm hợp tác liên kết phát triển$0 $0Theo Quyết định, sẽ đánh giá tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương, thành phố Hải Dương, thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu; hiện trạng dân cư, lao động. Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội trên địa bàn. Xác định những vấn đề còn tồn tại để bổ sung, đầu tư xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại I của thành phố.$0 $0Về dự báo và đề xuất mô hình phát triển: Dự báo phát triển đến năm 2030, năm 2040 dựa trên các tiềm năng và thế mạnh về vị trí địa lý, đặc trưng, truyền thống văn hóa lịch sử. Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có liên quan. Phân tích đánh giá mô hình phát triển đô thị đã được đề xuất trong Quy hoạch năm 2017, đề xuất những điều chỉnh cần thiết hướng tới đô thị xanh, thông minh.$0 $0Về định hướng phát triển không gian: Đề xuất định hướng phát triển không gian nông thôn và vùng ven đô, tổ chức phát triển các làng nghề đi đôi với bảo tồn nhằm phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử hiện có đồng thời làm nổi bật vai trò trung tâm hợp tác liên kết phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.$0 $0----------------$0 $0Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040$0 $0Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 19/11/2021 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040.$0 $0Theo Quyết định, phạm vi khu vực lập quy hoạch là toàn bộ đơn vị hành chính thành phố Hạ Long theo Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.$0 $0Quy mô lập quy hoạch: Diện tích tự nhiên khoảng 1.121.322 km2 (112.132 ha). Dân số thường trú năm 2020 khoảng 327.400 người.$0 $0Dự báo quy mô phát triển dân số đến năm 2030 khoảng 620.000-650.000 người; đến năm 2040 khoảng 800.000-830.000 người$0 $0Quyết định nêu rõ mục tiêu phát triển thành phố Hạ Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, theo hướng đa cực, hài hòa với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và các vùng núi phía Bắc; nâng cao vai trò, vị thế của thành phố Hạ Long, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh, tạo giá trị phát triển mới để tăng sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.$0 $0Khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đô thị Hạ Long; tạo việc làm; nâng cao chất lượng đô thị; khai thác tốt hệ thống hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư trên địa bàn để kết nối, mở rộng không gian phát triển du lịch. Phát triển mạnh các loại hình vận tải công cộng, dịch vụ cảng biển, logistics, từng bước đưa Hạ Long trở thành trung tâm logistics của cả nước. Phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bảo vệ phát triển rừng và cảnh quan thiên nhiên.$0 $0Nắm bắt các cơ hội phát triển mới của thành phố Hạ Long $0 $0Quyết định nêu rõ những yêu cầu trọng tâm nghiên cứu lập quy hoạch gồm: Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển đô thị; rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch chung năm 2019, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư; xác định những tồn tại, hạn chế, xác định các yêu cầu quản lý phát triển đô thị trong giai đoạn mới, những vấn đề tồn tại, bất cập cần điều chỉnh.$0 $0Nghiên cứu các định hướng quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh Quảng Ninh liên quan tới thành phố Hạ Long. Dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới của tỉnh Quảng Ninh, nắm bắt các cơ hội phát triển mới của thành phố Hạ Long, định hướng cho các ngành kinh tế chủ đạo như: Du lịch, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Định hướng phát triển cần phải hài hòa với yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng.$0 $0Điều chỉnh mô hình và cấu trúc phát triển của thành phố Hạ Long và kết nối với các địa phương lân cận để chọn lựa mô hình phát triển phù hợp; nghiên cứu định hướng phát triển không gian khu vực xung quanh vịnh Cửa Lục, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối không gian phát triển đô thị của thành phố Hạ Long theo hướng đô thị đa cực; cải tạo, chỉnh trang khu vực phía Đông và phía Tây vịnh Cửa Lục, phát triển hệ thống các khu chức năng mới khu vực phía Bắc vịnh Cửa Lục (Dịch vụ du lịch, sản xuất công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường và các dịch vụ hỗ trợ khác).$0 $0Đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị, công trình cao tầng, bố trí các không gian công cộng cho dân cư đô thị và khách du lịch, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội theo hướng chất lượng cao; nghiên cứu các hình thái quy hoạch kiến trúc đặc trưng cho đô thị Hạ Long. $0 $0Thời gian lập quy hoạch không quá 12 tháng sau khi nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt./.$0 $0$0 $0
Top